What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

VietNam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

ThinkTank.vn

Administrator
Giáo sư Việt hiến kế '9 năm làm một Điện Biên'
Điện Biên Phủ Kinh Tế

Chia sẻ với Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện cho kiều bào và giới trí thức tại Singapore, GS - TS Vũ Minh Khương hiến kế để xây dựng nên các trận đánh Điện Biên Phủ thành công trên mặt trận kinh tế - xã hội, để 2045 Việt Nam thành nước công nghiệp hiện đại

Chiều tối 8.2, ngay sau khi tới Singapore trong chuyến thăm chính thức từ 8 - 10.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam tại Singapore



Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân gặp gỡ kiều bào tại Singapore chiều 8.2

GS - TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, đánh giá 2023 là năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước, 30 năm khởi đầu kinh tế và 10 năm hợp tác chiến lược. Đây cũng là năm bước ngoặt, tạo ra nền tảng quan trọng để nâng tầm quan hệ mới giữa hai nước Việt Nam và Singapore

Theo ông, trong chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ ký với Singapore các hiệp định hợp tác về kinh tế xanh, kinh tế số, đây là các lĩnh vực mà Singapore chọn lọc ký hợp tác với rất ít nước. Vì thế, mong muốn Việt Nam sẽ thực hiện được vượt kỳ vọng của bạn

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra mục tiêu 2045 Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Thủ tướng bắt đầu nhiệm kỳ năm 2021, tới năm 2030 là 9 năm, chúng ta có làm được "9 năm làm một Điện Biên" hay không? Chiến thắng Điện Biên Phủ là một điều kỳ diệu. Tới năm 2045 là kỷ niệm 100 năm độc lập, chúng ta có rất nhiều 9 năm nữa, phải làm nhiều Điện Biên Phủ hơn nữa", GS Vũ Minh Khương nói

Theo ông, trận Điện Biên Phủ quan trọng nhất là phải xây dựng "bộ máy công quyền ưu tú". Singapore là một bài học hay, chúng ta nên tham khảo, xây dựng động lực làm sao để mọi người toàn tâm toàn lý làm việc

Ngoài ra, xây dựng cấu trúc không bị chồng chéo và rõ ràng trách nhiệm giữa các tổ chức. Làm sao để có báo cáo khoa học hàng năm giải trình chúng ta đã làm được gì để người dân nắm bắt rõ ràng. "Bộ máy của chúng ta đã tốt, chỉ cần cơ chế rõ ràng, minh bạch hơn chúng ta sẽ thực hiện được", GS Vũ Minh Khương chia sẻ



Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với bà con kiều bào, giới trí thức người Việt tại Singapore

Trận Điện Biên Phủ thứ 2 là cải cách doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn đây là khu vực tiềm ẩn những giá trị rất lớn. Khối này đang nắm giữ 450 tỉ USD vốn kinh doanh, 750 tỉ USD vốn cố định. Tuy nhiên lại quản trị yếu, lợi nhuận thấp, công nghệ kém... Vì thế, cần có các chính sách cải tổ, có sự trỗi dậy để khối doanh nghiệp nhà nước dẫn đường. Trung Quốc đã thực hiện điều này rất tốt với các kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước 5 năm, 10 năm

Trận Điện Biên Phủ thứ 3 chính là xử lý tình trạng ùn tắc khủng khiếp của Hà Nội và TP.HCM. Hai thành phố đều tắc đường rất khủng khiếp, có nhiều kế hoạch làm đường trên cao..., nhưng tới nay cả hai đều chưa có tàu điện ngầm. Trong khi các nước đều đã có tàu điện ngầm, ngay cả Bangladesh cũng đã có kế hoạch xây dựng

"Hà Nội và TP.HCM đến nay chưa có 20 km, làm sao để năm 2030 chúng ta ít nhất được như Bangladesh có được khoảng 130 - 150 km tàu điện ngầm. Theo tính toán mỗi năm một thành phố mất cả tỉ USD vì tắc đường. Nếu Thủ tướng giải quyết được bài toán tắc đường này sẽ là một thành tựu lớn. Người dân hoàn toàn có thể đóng góp ủng hộ, bán bớt tài sản quốc doanh để hỗ trợ 2 thành phố xây dựng hệ thống tàu điện ngầm. Nếu chỉ lo xây dựng cao tốc và các khu vực khác mà không lo làm tàu điện ngầm thì sẽ rất khó phát triển", GS Vũ Minh Khương nhìn nhận

Thứ 4 là hợp tác kinh tế xanh và kinh tế số với Singapore. Nhắc lại kỳ vọng rất cao với Việt Nam, theo ông, việc hợp tác không chỉ là chia sẻ công nghệ, kiến thức, tạo ra những hành lang thúc đẩy hợp tác

Bên cạnh đó còn thúc đẩy tạo ra sự cộng hưởng Việt Nam - Singapore. Hai ngành này là có tiềm năng 25 năm tới, cần xây dựng hệ thống điện đẳng cấp quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam như EVN, PVN có những người làm được nhưng chưa có cơ chế

GS Vũ Minh Khương cũng kiến nghị lập ủy ban đặc biệt thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore về hợp tác kinh tế xanh và kinh tế số. Mẫu hình hợp tác Việt Nam -Singapore sẽ tạo ra hình mẫu với thế giới. Chứng minh hình ảnh Việt Nam không chỉ quả cảm trong chiến tranh mà đầu óc sáng lạng, có thể làm được những điều kỳ vĩ trong thời đại mới

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, cộng đồng chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Singapore khá đông đảo, gồm du học sinh, sinh viên, trí thức, nghiên cứu sinh. Thời gian qua, cộng đồng tri thức tiếp tục khẳng định được vị trí tại nước sở tại, đồng thời có nhiều sáng kiến và tham gia hoạt động thiết thực trong việc gắn kết, hỗ trợ và phát triển cộng đồng, nổi bật là nhóm Hành trình Việt (do PGS - TS Vũ Minh Khương làm đại diện) với tập hợp các trí thức, giáo sư giảng dạy tại một số trường đại học có tiếng tại Singapore

Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế - Trần Đại Thắng - 0776699668


Mai Hà
 
Last edited:
Làm gì để có những "Điện Biên Phủ" về kinh tế?

Phải xem đặc khu như những địa bàn quyết chiến chiến lược để xoay chuyển cục diện phát triển của đất nước, giống như một Điện Biên Phủ về kinh tế

Đặc khu kinh tế không phải miếng bánh để tranh giành

Nhà báo Việt Lâm: Ông đã nhiều lần nhấn mạnh các giải pháp cải cách phải được thử nghiệm trước. Chúng ta phải dám chấp nhận thử nghiệm, thử nghiệm xong phải có tổng kết. Ở đây, tôi muốn bàn thêm về đề xuất của nhiều chuyên gia, và Chính phủ cũng đang nghiên cứu áp dụng thí điểm, đó là thành lập một số đặc khu kinh tế. Tôi nhớ là ông cũng đã từng kiến nghị về mô hình này trong các bài viết của mình. Trên thực tế, các nước ở Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc đã triển khai rất thành công mô hình đặc khu kinh tế, biến những nơi này thành đầu kéo cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Ông đánh giá thế nào về mô hình đang được áp dụng ở VN hiện nay?

Ts. Vũ Minh Khương: Thực ra VN chưa có đặc khu kinh tế nào cả, nếu so sánh với đặc khu kinh tế ở Singapore, nơi cả quốc đảo này là một đặc khu kinh tế, hay những đặc khu ở Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở mình, đặc khu vẫn được hiểu theo dạng được miễn thuế, hoặc cho phép triển khai một số hoạt động rất đặc thù chưa được luật pháp cho phép như mở casino, hay là được nhà nước trợ cấp về cơ sở, hạ tầng. Dĩ nhiên, đây là những yếu tố mang tính nền tảng nhưng nhìn chung chưa phải là đặc trưng của đặc khu kinh tế thời đại toàn cầu hóa này

Vấn đề đặt ra đối với VN hiện nay là phải xây dựng được những đặc khu như những đơn vị kinh tế tương đối độc lập, có thể lên tới một vài triệu dân với bộ máy ưu tú đạt tiêu chuẩn toàn cầu, tức là có thể chinh phục được tất cả tập đoàn kinh tế quốc tế để họ yên tâm đến đó lập đại bản doanh. Khi ấy, chúng ta không còn phải lo ngại vấn đề chuyển giá nữa. Thay vì họ chuyển sang nước khác, họ có thể làm tại VN, mà VN có cơ hội để trở thành tụ điểm toàn cầu và châu Á, thuận lợi hơn cả ở những nước khác do VN có lực lượng lao động đông đảo với chi phí thấp. Nhiều nước cũng muốn có mặt ở địa bàn chiến lược này

Bản chất đặc trưng cao nhất của đặc khu kinh tế không phải là chuyện miễn thuế, mà là có một bộ máy ưu tú và có thể cạnh tranh với tất cả bộ máy trên thế giới. Đấy cũng là tụ điểm để quy tụ nhân tài, xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế.Các địa phương phải coi trọng đặc khu này là một điểm quyết chiến chiến lược để xoay chuyển cục diện phát triển cho cả nước chứ không phải tỉnh nào cũng xin một đặc khu mang tính chất ưu đãi.Phải xem các đặc khu như một Điện Biên Phủ để đưa đất nước cất cánh. Tư duy như thế thì cái gì hay nhất của VN phải kéo ra đấy. Đặc khu khi đó sẽ giống như một trường đào tạo lớn về mặt chiến lược và cán bộ

Việc chọn địa bàn nào, ví dụ như Khánh Hòa hay ở đâu đó là điều chúng ta phải bàn tiếp. Vấn đề là giao trách nhiệm cho địa bàn này có thể tăng trưởng nhanh chóng 15%-20%/năm, đặt mục tiêu đuổi kịp Singapore trong vòng ba mươi năm.Đến năm 2045 Vietnam phải có một nơi ít nhất ngang được Singapore

PViệt Lâm:Tôi nghĩ việc lựa chọn đặc khu kinh tế như thế nào phải dựa trên hệ tiêu chí rõ ràng. Bởi nếu không, sẽ có những va vấp về lợi ích, rồi rào cản từ chủ nghĩa địa phương. Các địa phương sẽ than phiền tại sao tỉnh này được chọn làm đặc khu mà không phải tỉnh tôi, rồi họ tìm cách gây áp lực với trung ương. Chúng ta đã từng chứng kiến những câu chuyện tương tự như thế rồi. Thành ra mới có chuyện nhiều khi các quyết định đầu tư không hoàn toàn dựa trên các nguyên lý và tính hiệu quả về kinh tế, mà bị chi phối bởi các nhân tố chính trị.Ví dụ nhãn tiền là tỉnh nào cũng đòi xây cảng, xây sân bay, dẫn đến tình trạng lãng phí lớn.Theo ông, hệ tiêu chí như thế nào để thuyết phục mọi người?

Ts. Vũ Minh Khương: Cái này tôi không trách địa phương mà trách ở TƯ. Phải nói một cách nghiêm khắc như vậy.Vì tôi đã từng làm ở UBND Hải Phòng nên tôi biết, địa phương nào cũng sợ nếu mình không tranh cái này thì người khác tranh mất.Bởi vì họ xem đó là những ưu đãi, giống như miếng bánh vậy, nên phải tranh giành.Ở đây có sự thiếu vắng cả xúc cảm, khai sáng và phối thuộc

Nếu coi trọng đặc khu kinh tế như một địa bàn mà thành công sẽ đem lại lợi ích cho cả nước một cách nhanh chóng, thì câu chuyện sẽ khác đi. Chính vì cơ chế ưu đãi theo kiểu bao cấp nên mới đưa ra thông điệp sai lầm khiến cho các tỉnh, các doanh nghiệp chạy đua làm ra những hành động rất vô công. Từng là người trong cuộc, tôi rất thấm thía điều này

Thay vì vậy, chúng ta có thể thảo luận công khai về việc lựa chọn địa bàn chiến lược. Chẳng hạn chúng ta đưa ra một danh sách dự kiến điểm A,B,C nào đó. Ai đưa ra ý tưởng hay thì được làm.Đồng thời địa bàn đó phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng cơ sở xây dựng. Chính phủ sẽ không phải rót tiền vào, mà áp dụng nguyên tắc thuế thu được ngoài nộp ngân sách một phần nhỏ thôi, địa phương được phép giữ lại để đầu tư phát triển. Chẳng hạn như nếu để bình thường thì sẽ được lãi x đồng, vẫn để lại cho chính phủ x đồng nhưng đột phá nó lên 100x thì 99x đó để lại cho vùng đó để phát triển nhanh chóng trở thành một Singapore.Singapore chỉ trong vòng mấy chục năm đã tạo ra giá trị thặng dư là 400-500 tỉ USD để dành cho các khu vực khác

Như thế, đặc khu sẽ giống như con gà đẻ trứng vàng cho cả nước, chứ không phải là tôi giành miếng bánh của một đất nước nghèo như thế này cho mình. Hiện giờ vẫn đang tồn tại tư duy giành giật ưu đãi, do vậy Chính phủ cần xem lại cách thức bàn thảo, xây dựng chiến lược và đặc khu kinh tế



20140910163620-vmk-4-2.jpg

TS Vũ Minh Khương

Việt Lâm: Điều đó có nghĩa là phải truyền thông rõ ràng đến các lãnh đạo địa phương cũng như trong cả nước hiểu được.Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là chính sách điều tiết lợi ích của chính quyền trung ương.Cách làm của Trung Quốc có thể gợi mở đôi điều về chính sách này chẳng hạn. Trước kia, họ tập trung phát triển các đặc khu kinh tế ở vùng duyên hải phía đông. Hiện nay, sau khi những con gà đẻ trứng vàng này đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục thì họ điều tiết nguồn doanh thu từ đó sang phát triển vùng nội địa phía Tây lạc hậu hơn. Nhờ vậy, vùng phía Tây này đang có những bước phát triển mạnh mẽ

Ts. Vũ Minh Khương: Phát triển đặc khu kinh tế đúng là liên quan đến vấn đề phân phối lợi ích. Tuy nhiên, vấn đề thứ hai cũng rất quan trọng là hỗ trợ phải mang tính chất, điều kiện là anh phải có tài đặc biệt. Giống như các trường đại học muốn tự chủ cũng phải đạt được đẳng cấp nào đó mới tự chủ được chứ

Tự chủ phải đi kèm với cơ chế và năng lực để mang lại những hành vi hữu công, hành vi tốt. Cởi trói là tốt nhưng nếu cởi trói mà thiếu một cơ chế để có hành vi lành mạnh thì có khi lại lợi bất cập hại. Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế giám sát về hệ thống chấm điểm chặt chẽ

Đối với đặc khu kinh tế cũng tương tự như vậy, phải có những điều kiện rất ngặt nghèo. Chẳng hạn bộ máy của anh có thu hút được người tài hay không? Nếu anh tạo ra được một bộ máy một trăm người mà thông thạo thế giới, giải quyết được các vấn đề đấy, đặt ra thì chúng tôi sẵn sàng cho anh mở đặc khu, sẵn sàng cho anh các ưu đãi

Ngày trước khi tôi đã làm ở Hải Phòng, nhiều người lầm tưởng là cứ xin được cơ chế ưu đãi của Chính phủ sẽ hút được nhiều người về. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Chính phủ phải mở ra điều kiện nếu địa phương nào có thể quy tụ được người giỏi, đủ khả năng xây dựng một đặc khu kinh tế có đẳng cấp và có lịch trình để tạo ra thịnh vượng trước thì cho phép được hưởng những cơ chế đặc biệt

Việt Lâm: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từng phát biểu rằng muốn làm đặc khu kinh tế thì phải có đột phá về thể chế. Những cơ chế dành cho đặc khu rất đặc biệt nêu muốn làm phải được bật đèn xanh từ Trung Ương?

Ts. Vũ Minh Khương: Đúng vậy. Tôi nghĩ phải có nghị quyết lớn mang tính chất trọng đại về công cuộc phát triển của VN tiến tới 100 năm độc lập. Tôi hi vọng trong thời gian tới người đứng đầu Chính phủ sẽ có một thông điệp như thế cùng một chương trình hành động cụ thể đề xuất lên Trung ương. Trung ương họp và thông qua để cả nước có sự thống nhất về ý chí. Ý tưởng thì có rất nhiều, mỗi người có thể khác nhau nhưng nếu tất cả cùng chung chí hướng thì sẽ tìm ra được nhiều giải pháp đa dạng và sáng tạo để đất nước đi lên

Việt Lâm: Tức là mấu chốt câu chuyện quay trở về khả năng phối thuộc hành động?

Ts. Vũ Minh Khương: Khả năng phối thuộc hành động là điều mà VN khó vượt qua hiện nay. Xúc cảm và khai sáng có thể đạt được ở mức nào đó, kể cả ở cương vị Chính phủ, Đảng và Nhà nước. Nhưng khả năng phối thuộc đang là bài toán tôi chưa nhìn thấy lời giải
Các sáng kiến vẫn làm theo kiểu cho vui

Việt Lâm: Thời gian qua, dường như Chính phủ cũng nhìn thấy sự yếu kém trong khả năng phối thuộc đang là điểm nghẽn lớn. Một số cơ quan Chính phủ đã đề xuất những cải cách để cải thiện khả năng phối thuộc. Chẳng hạn, mới đây Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đang kiến nghị xây dựng Ủy ban quản lý vốn của DNNN, hay trước đó là sáng kiến thành lập Ủy ban về Phát triển Kinh tế như một dạng siêu bộ. Tôi được biết là chính ông cũng tham gia vào việc xây dựng ủy ban năng lực cạnh tranh quốc gia, do một phó thủ tướng phụ trách. Vấn đề là, làm thế nào để những cơ cấu này có được thực quyền, vì chỉ như vậy chúng mới có hiệu quả? Nếu không, đây đều là những sáng kiến hay nhưng khó đi vào hiện thực

Ts. Vũ Minh Khương: Thẳng thắn mà nói thì những đề xuất vừa rồi, ví dụ như sáng kiến xây dựng báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia chủ yếu khởi phát từ những gợi ý, của nước ngoài chứ chưa phải là những sáng kiến thực sự từ trong nước, toát ra ý chí, dân chủ từ trong Đảng, trong đất nước mà ra. Người Việt mình rất nhanh nhạy, giỏi nắm bắt những gợi ý của quốc tế. Nhưng tiếc là nắm bắt xong rồi để đấy chứ không xông xáo làm cho đến cùng. Nhiều khi chúng ta triển khai những ý tưởng do quốc tế gợi ý theo kiểu làm đẹp mặt cho vui thôi, chứ không làm với một ý chí sắt đá như Hàn Quốc

Cho nên quay trở lại bài học về EEC, quốc tế giúp chúng ta khai sáng rồi, nhưng nếu thiếu đi cảm xúc mãnh liệt từ bên trong và một cơ chế phối thuộc hành động thì rất nhiều sáng kiến, đề xuất rơi vào tình trạng "đánh trống bỏ dùi"

Việt Lâm:Để tạo ra được cảm xúc từ bên trong thì áp lực từ bên ngoài cũng rất cần thiết?

Ts. Vũ Minh Khương: Chúng ta đang có cái áp lực đấy. Vấn đề là hiện giờ nó lại dịu xuống

Việt Lâm: Đúng là hiện thời có không ít quan ngại rằng mới đây chúng ta có đã có xúc cảm, khát khao thay đổi do áp lực bên ngoài rất mạnh. Bây giờ áp lực ấy dịu đi thì nhiều nguy cơ là ý chí thay đổi cũng nhạt đi hay không?

Ts. Vũ Minh Khương: Kinh nghiệm của những người lãnh đạo các nước thành công đặc sắc cũng như của những tập đoàn lớn cho thấy người lãnh đạo phải luôn tự cảm thấy mình đang đứng trước đòi hỏi thúc bách. Tức là họ phải thấy được trọng trách nặng nề lắm, riêng mình không thể gánh vác được. Giống như Quang Trung nói một cái cây không thể làm được nhà to, phải có nhiều người chung tay giúp sức. Hai là người lãnh đạo phải thấy rằng nếu có người tài đến giúp thì mang lại giá trị vô vàn hơn hàng nghìn người bình thường đến hầu hạ mình

Sẽ rất nguy hiểm nếu như bây giờ chúng ta thấy tình hình dịu đi, thấy không có chuyện gì nghiêm trọng nữa và lại quay về những lề thói cũ. Phải thấy rằng áp lực đó có thể tạm dịu đi trong tức thời, nhưng sẽ đẻ ra nhiều bức xúc hơn trong tương lai. Mà những bức xúc này không chỉ đến từ bên ngoài tác động mà xuất phát từ ngay nội tại, bởi vì chúng ta không xứng đáng với tiềm năng của dân tộc mình

Chúng ta phải nhìn thấy bệnh này có thể dẫn đến ung thư, như nhiều nhà lãnh đạo lão thành đã từng phát biểu. Phải thấy đáng sợ như thế mới có quyết tâm làm. Martin có nói "sợ nhất những gì chết mà không làm mình chết", vẫn thấy có thể chung sống dễ dàng. Phải thấy đây là cơ hội cuối cùng để có cải cách căn bản

Tôi rất mong những vấn đề băn khoăn hiện giờ sẽ được bàn luận thật thấu đáo, tìm giải pháp giải quyết triệt để trong những hội nghị sắp tới

Việt Lâm: Vâng, đó cũng là lời kết cho cuộc đối thoại hôm nay. Mong rằng cuộc đối thoại cởi mở này sẽ mở đầu cho nhiều cuộc trò chuyện tiếp sau với các nhà lãnh đạo, các trí thức, chuyên gia để bàn luận thấu đáo những giải pháp giúp đất nước cất cánh trong tương lai


Xin cảm ơn ông Vũ Minh Khương !
 
Last edited:
CẦN MỘT “ĐIỆN BIÊN PHỦ” TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ

Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần trở lại Điện Biên và nói rằng, trong chiến tranh, chúng ta có trận Điện Biên Phủ, thì trong thời bình “hãy làm một trận Điện Biên Phủ trong xây dựng và phát triển kinh tế”

Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp rất tốt để chúng ta suy nghĩ về một “Điện Biên Phủ" trong lĩnh vực kinh tế. Đây là một trận đánh đòi hỏi quyết tâm hết sức lớn lao. Phải vượt lên mọi hy sinh, gian khổ mới, động viên mọi lực lượng đóng góp trí tuệ, tài năng, sáng tạo mới có thể giành chiến thắng

Trên thực tế, bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có một số doanh nghiệp quân đội vận dụng thành công trong sản xuất kinh doanh. Năm 2004, mạng di động Viettel chính thức được khai trương. Sau 10 năm, Viettel trở thành mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam và là một trong những mạng thông tin di động lớn của thế giới. Nguyên nhân thành công của Viettel có nhiều, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chiến lược “không chỉ cho phép khách hàng "nói theo cách của bạn", mà còn buộc đối thủ phải "cạnh tranh theo cách của mình". Đó có thể coi là một ví dụ về vận dụng bài học Điện Biên Phủ trong chiến lược kinh doanh của Viettel. Nhiều tổ chức tín dụng ngạc nhiên vì năm qua lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) đứng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Sự thành công có tính "tập thể" ấy của Viettel, MB…, chắc chắn không phải là những "cú ăn may", mà nó đến trước hết là từ tầm nhìn chiến lược, sự “đoàn kết hiệp đồng”, ý chí quyết tâm sẵn sàng vượt khó. Đó cũng là bài học từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhớ lại thời điểm 60 năm về trước, tương quan lực lượng giữa ta và địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, rõ ràng lúc đầu ta hạn chế hơn địch rất nhiều về vũ khí, trang bị, công tác bảo đảm hậu cần. Thế nhưng, nhờ có chủ trương đúng đắn, cách đánh sáng tạo, huy động sức mạnh toàn dân, biết tận dụng thời cơ, chúng ta đã làm nên chiến thắng

Những thành tựu lớn của kinh tế Việt Nam trong mấy thập kỷ qua đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế và việc tận dụng thời cơ. Đột phá trong quản lý nông nghiệp bắt đầu với Khoán 10 đã đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới. Việc ban hành các Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đầu tư nước ngoài... đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi trì trệ, phát triển năng động với tốc độ cao…

Năm 2014 này, chúng ta có nhiều thời cơ, cơ hội để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức. Từ 1-1, Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành. Từ 1-7, Luật Đất đai mới chính thức có hiệu lực. Cuối năm, dự kiến, Luật Doanh nghiệp được sửa đổi với hy vọng sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề vướng mắc trong thực tiễn lâu nay. Đây sẽ là những cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng để các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội đó, cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp. Điều quan trọng là các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp hãy mang tinh thần của Chiến thắng Điện Biên Phủ vào lĩnh vực kinh tế, xóa đói, giảm nghèo với phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”. Cả xã hội cùng đồng thuận, chúng ta sẽ có thêm những trận thắng Điện Biên Phủ trong lĩnh vực kinh tế

Đỗ Phú Quý
 
Điện Biên Phủ trong… phát triển kinh tế

Những ngày này, nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã, đang và sẽ được tổ chức, gợi lại ký ức hào hùng về lịch sử. Điều suy tư là từ ý nghĩa chiến thắng ấy, chúng ta sẽ làm gì cho hôm nay và mai sau?

Nhắc đến Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ không thể không nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sinh thời Đại tướng đã có nhiều công trình đúc kết giá trị và bài học kinh nghiệm, khẳng định chiến thắng nào cũng chỉ được làm nên từ sức mạnh của đội quân từ nhân dân mà ra, đồng thời phải có chiến lược, sách lược, chiến thuật hiệu quả

Quyết định chuyển phương án từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là cách thức để giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng nhìn sâu hơn đó là chiến thuật để thực hiện chiến lược “kháng chiến trường kỳ”, “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”

Công cuộc “toàn dân kháng chiến” huy động cả nước kéo căng địch trên nhiều mặt trận, làm suy yếu lực lượng quân Pháp trong khi bộ đội chủ lực mở chiến dịch tấn công vào cứ điểm Điện Biên Phủ

Và Quảng Nam, đã có nhiều người tham gia chiến dịch trên nhiều mặt trận, đặc biệt ngay tại quê hương này đã dựng lên “Điện Biên Phủ của chiến trường xứ Quảng ” là Chiến thắng Bồ Bồ

Bài học lịch sử thuở nào còn có ích cho hôm nay và mai sau hay không? Sẽ không thừa khi phân tích lại sự kiện 70 năm trước, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tương quan lực lượng giữa ta và địch bất cân xứng, quân Pháp là đội quân tinh nhuệ, vũ khí hiện đại hơn, nhưng quân ta đã giành chiến thắng vì đã dám vượt qua mọi gian khổ, huy động mọi lực lượng sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc (mà “đội quân xe thồ” là một minh chứng ấn tượng), đồng thời có chiến lược đúng đắn, cách đánh sáng tạo

Ngày nay, để xây dựng và phát triển kinh tế, Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế tương tự khi so sánh với các nước phát triển, vì vậy kỳ vọng làm nên “Điện Biên Phủ trong xây dựng và phát triển kinh tế” như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng mơ ước, sẽ phải là hành trình vượt khó, đổi mới sáng tạo, cần sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị cùng toàn dân

Năm 2024 có thể xem là một năm đầy trở ngại, thách thức đối với kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó có nhiều tỉnh thành như Quảng Nam nói riêng

Biến động khó lường của thị trường thế giới và trong nước, khiến cho khả năng phục hồi kinh tế ở mức tăng trưởng như trước đại dịch COVID-19 càng khó khăn

Thêm vào đó là sự biến động trong xử lý bộ máy nhân sự từ hành chính, chính trị đến đội ngũ doanh nghiệp. Hàng loạt đại án liên quan các đại gia, tập đoàn kinh tế và cả các chính khách tham nhũng bị phanh phui làm chao đảo hệ thống vận hành, điểm thêm những gam màu xám trên bức tranh kinh tế, đầu tư, phát triển đời sống xã hội

Muốn vượt qua những ngọn núi đầy chướng ngại vật ấy, bây giờ không thể “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” như thời chiến dịch Điện Biên Phủ, mà phải vượt lên bằng tri thức, phương thức mới, bằng đổi mới sáng tạo trong tổ chức lực lượng, bộ máy, trong làm ăn kinh tế và cả thể chế

Nhìn lại gần 40 năm đổi mới đất nước, cải cách thể chế là nguyên nhân, động lực quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Song hành trình đi qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém

Do đó vấn đề đặt là phải cải cách, đổi mới, hoàn thiện thể chế. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đề xuất việc cải cách để hoàn thiện thể chế cần phải đồng bộ, toàn diện cả hệ thống pháp lý - chính trị- kinh tế- xã hội. Có như vậy mới huy động được sức mạnh nội sinh của toàn dân tộc để xây dựng đất nước phát triển bền vững, tiến tới hùng cường

Con đường để có “Điện Biên Phủ trong phát triển kinh tế” cần hành động thực sự để đổi mới, đồng bộ thể chế chứ không thể bằng lời nói suông

Nguyễn Điện Nam
 
Thủ tướng mong mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex

Chiều 15-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế


Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp nhà nước nắm nguồn lực lớn, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, an sinh xã hội, tiên phong đi đầu trong đổi mới sáng tạo, đổi mới, đầu tư các dự án trọng điểm ở các địa phương, các vùng kinh tế của cả nước

Phát huy vai trò trong khó khăn

Doanh nghiệp nhà nước cũng góp phần bảo đảm các cân đối lớn, cung cầu, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, phục hồi kinh tế - xã hội

Với ba trụ cột được thực hiện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước là chủ đạo, Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp nhà nước có vai trò can thiệp thị trường, nhất là trong các tình huống khó khăn

Theo đó, ông yêu cầu các ý kiến đánh giá tình hình khó khăn, thách thức, từ đó thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết, tìm giải pháp phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, là tiền đề thực hiện các mục tiêu

Tinh thần là phải "cùng nghĩ thật, cùng nói thật, cùng làm thật, cùng có kết quả thật, nhân dân hưởng thụ thật", hiến kế các giải pháp vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn

Tại kết luận cuộc họp, Thủ tướng cũng đặt vấn đề này khi nêu câu hỏi: "Nếu doanh nghiệp nhà nước không làm trụ cột, đi đầu, tiên phong mở đường trong đầu tư phát triển, tạo động lực, dẫn dắt, lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội thì thành phần kinh tế nào có thể làm được?"

Theo đó, ông Chính cho rằng cần ưu tiên hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có lợi thế cạnh tranh, khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nghị quyết 29 của trung ương xác định rõ xây dựng và phát triển một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột

Với mong muốn, kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex", Thủ tướng cho rằng mô hình đã có, vấn đề là cần được nhân rộng ra

Phát huy vai trò "5 tiên phong"

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt "5 tiên phong": Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả

Tiên phong trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đi đôi với tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tiên phong trong nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; Tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt 823.217,18 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 28.294,65 tỉ đồng, nộp ngân sách đạt 70.784,50 tỉ đồng

Trong giai đoạn 2020-2023, tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng mạnh từ 1,61 triệu tỉ đồng năm 2020 tăng lên 1,78 triệu tỉ đồng và tăng lên 2,3 triệu tỉ đồng năm 2023

Lợi nhuận của 60 doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng nhẹ (tăng 10.234 tỉ đồng trong giai đoạn 2020-2023), đặc biệt năm 2023 ghi nhận giảm nhẹ

Một số tập đoàn, tổng công ty có mức lợi nhuận cao trong giai đoạn này gồm: Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)...

Tuy vậy, một số tập đoàn, tổng công ty phát sinh lỗ do ảnh hưởng của COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ chính trị như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, EVN…
 
Khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 kéo điện ra Bắc

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 vốn đầu tư gần 1 tỷ USD, với gần 520 km đường dây mạch kép giúp kéo điện ra miền Bắc, khánh thành sáng nay

Sáng 29/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cùng 9 địa phương khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên)

img8711-1724894942659717613178-9592-4012-1724905567.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành đường dây 500 kV mạch 3, ngày 29/8

Cùng gần 1.180 km của hai đường dây 500kV từ miền Trung vào Nam đã hoàn thành trước đó, dự án tạo thêm một tuyến đường dây 500 kV mạch 3 hoàn chỉnh, kết nối từ Bắc vào Nam. Dự án giúp nâng năng lực truyền tải hệ thống 500 kV Bắc - Nam, tăng cung ứng điện qua hệ thống 500 kV từ Trung - Bắc khoảng 2.500 MW. Việc này giúp bù đắp thiếu hụt điện cục bộ, đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng cho miền Bắc trong những năm tới

500kv-m3-4685-1724907881.jpg

Đường dây 500 kV mạch 3 đưa vào vận hành, tạo nên tuyến truyền tải hoàn chỉnh, kéo dài từ Bắc vào Nam

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, sau gần 7 tháng từ khi bắt đầu thi công, cung đoạn cuối cùng Quảng Trạch - Quỳnh Lưu đóng điện, thông mạch ngày 27/8. "Dự án đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra", ông Tuấn nói

Phát biểu tại điểm cầu chính - Trạm biến áp 500 kV Phố Nối (Hưng Yên), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói dự án hoàn thành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với an ninh năng lượng của cả nước. Đặc biệt, dự án sẽ góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với các cam kết của Chính phủ

"Chúng ta nói không thiếu điện là sẽ làm được", ông nói, thêm rằng việc này giúp thu hút nhà đầu tư trong những lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, chuyển đổi số

500kv-m3-2-1-l-1724910490-7456-1724910514.jpg

Đường dây 500 kV mạch 3 đi qua 9 tỉnh, 43 huyện, gần 211 xã

Theo Thủ tướng, thời gian qua, miền Bắc xảy ra thiếu điện cục bộ, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, thu hút đầu tư nước ngoài. Rút kinh nghiệm, từ tháng 6/2023, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc, không để xảy ra thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

"Mục tiêu đề ra hoàn thành trong 6 tháng, nhiều giai đoạn tưởng như không thể hoàn thành được, nhiều khó khăn, thách thức", Thủ tướng nói. Tuy nhiên, theo ông, nhờ sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, ngân hàng, nhiều hạng mục của dự án đã được hoàn thành "thần tốc"

Hơn 1 năm trước, khi Thủ tướng giao nhiệm vụ, ông Nguyễn Anh Tuấn nói không ai nghĩ có thể làm được. Nhiều người cho rằng đến tháng 6 may ra mới xong được chủ trương đầu tư. Nhưng với tinh thần "chỉ bàn làm không bàn lùi", tất cả bộ ngành, địa phương, người dân cùng tham gia với ngành điện, kịp thời tháo gỡ, tạo thuận lợi để đẩy tiến độ dự án. "Dự án này đã lập kỳ tích của thời đại mới", ông Tuấn đánh giá

mach-3-khanh-thanh-1724908893-5428-1724908906.jpg

Lễ cắt băng khánh thành dự án 500 kV mạch 3, ngày 29/8

Đây là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, gồm 4 dự án thành phần, có chiều dài 514 km nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án này đều khởi công tháng 10/2023 và tháng 1/2024. Gần 1 tỷ USD nhưng được giải ngân trong 6 tháng, hoàn thành giải phóng mặt bằng các vị trí móng trong 2 tháng, nhập khẩu và vận chuyển vật tư đáp ứng nhu cầu khối lượng lớn

Đường dây 500kV mạch 3 là mạch kép đi qua nhiều địa hình khác nhau, có khối lượng thi công lớn hơn nhiều so với các dự án đã thực hiện. Theo EVNNPT, các dự án có quy mô, khối lượng tương tự phải mất từ 3-4 năm. Chẳng hạn, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông dài 437 km thi công trong gần 3 năm, đường dây 500 kV mạch 3 cung đoạn Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2 dài 740 km cũng gần 4 năm. Dự án này phải dựng tới 139.000 tấn thép, gấp hơn 2 lần mạch 1

Theo Quy hoạch Điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII), dự án dự kiến được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2025-2026. Tuy nhiên, để tăng cung ứng, giảm thiếu điện cho miền Bắc, Thủ tướng yêu cầu phải gấp rút hoàn tất dự án này

Trong quá trình triển khai, Thủ tướng có 10 lần chủ trì các cuộc họp, đến trực tiếp công trường để kiểm tra, đôn đốc. Lãnh đạo Chính phủ nhiều lần đề nghị ngành điện thi công với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa", làm việc "3 ca, 4 kíp, liên tục 24/7"

Theo EVNNPT, công trường cao điểm có lúc huy động lên tới hơn 12.000 người, gấp đôi khả năng đáp ứng của nhà thầu. Trong đó, hơn 1.000 cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4 hỗ trợ vận chuyển vật tư thiết bị, kéo dây tại các vị trí khó thi công. Hơn 6.200 đoàn viên và cán bộ từ nhiều doanh nghiệp ngoài ngành như Viettel, PVN, VNPT cùng tham gia. Hơn 3.000 lao động, kỹ sư, công nhân tay nghề cao của ngành điện được huy động để hỗ trợ nhà thầu dựng cột, kéo dây

"Nếu đường dây 500 kV mạch 1 được xây dựng bằng tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm, đường dây mạch 2 được bằng nhờ phát huy nội lực, thì đường dây 500 kV mạch 3 trên tinh thần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị", lãnh đạo EVN nói thêm
 
Phân công nhiệm vụ cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng yêu cầu phân công nhiệm vụ cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Nội dung này được nhấn mạnh tại buổi làm việc ngày 25/9 của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

Chiều dài 1.541km, đi qua 20 địa phương

Theo báo cáo tại buổi làm việc, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9/2024), Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm

dstd-1-17272457961681760067926-1549.jpg

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Hiện nay, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045

Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP. Hà Nội: tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TP. HCM là ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TP. HCM)

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. HCM

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn

Nghiên cứu kéo dài đường sắt tốc độ cao từ Móng Cái đến Cà Mau

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT tiếp thu, quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như các ý kiến đóng góp tâm huyết của bộ, ngành, chuyên gia và nhân dân; tiếp tục cập nhật, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội, tập trung vào những vấn đề có cơ sở khoa học và thực tiễn

230417085801-04-high-speed-rail-china-restricted-1549.jpg

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải "thẳng nhất có thể", "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu"

Cụ thể là, ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là TP. Hà Nội đến điểm cuối tại TP. HCM, cũng cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau

"Bộ GTVT phải phân tích ưu điểm, lợi ích đầu tư toàn tuyến sẽ kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác so với đầu tư trước một số đoạn tuyến. Đánh giá hiệu quả của đường sắt tốc độ cao chuyên vận chuyển hành khách (hoặc kết hợp vận tải hàng hóa khi cần thiết) đối với cả nền kinh tế, chứ không giới hạn trong ngành đường sắt", Phó Thủ tướng nói

Bên cạnh đó, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể", "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu"

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm trong trường hợp coi toàn tuyến là một dự án hay có nhiều dự án thành phần; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công

Ngoài ra, Bộ GTVT cần kiến nghị giải pháp tăng cường phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho địa phương về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ga…, còn Trung ương thống nhất quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều hành…; đồng thời "phân công nhiệm vụ" cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài, từ quỹ đất 2 bên tuyến đường sắt để giảm bớt chi phí, nguồn lực của nhà nước

"Các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TP. HCM cần được xem xét áp dụng cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua", Phó Thủ tướng nêu rõ và nhắc lại "trong dự án phải có cơ chế cho địa phương, doanh nghiệp tư nhân"

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn

Bộ GD&ĐT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và triển khai trước một bước công tác đào tạo nguồn nhân lực, để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ, tự chủ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, chế tạo trang thiết bị, vận hành, quản lý… trong ngành đường sắt
 
Chủ tịch WEF: Việt Nam sẽ là cường quốc kinh tế hàng đầu 20-30 năm tới

GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tin rằng quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2050

wef_1.jpeg

GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF chia sẻ tại buổi talkshow sáng 6/10 ở TP.HCM

Sáng 6/10, UBND TP.HCM phối hợp cùng Đại học Hoa Sen tổ chức Talkshow "Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ"

Chương trình có sự tham gia của GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cùng khoảng 1.200 người là lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp sáng tạo, công dân trẻ tiêu biểu... trên địa bàn TP.HCM

Phát biểu mở đầu buổi đối thoại, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch TP.HCM cho biết TP đang trong giai đoạn tái cấu trúc để chuyển đổi nền kinh tế, trên cơ sở phát huy yếu tố khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức. Do đó, chủ đề đối thoại rất thiết thực, hữu ích cho TP.HCM

"Buổi đối thoại này sẽ gợi ý cho TP những định hướng đúng, giải pháp đúng và những người trực tiếp tham dự đối thoại cũng là những người đóng góp cho xây dựng, phát triển TP", ông nói

Chia sẻ trong buổi đối thoại, GS Klaus Schwab nhận định thế giới đang trải qua một giai đoạn căng thẳng. Xu hướng đa dạng hóa theo đó nổi lên, và Việt Nam là một thành tố rất quan trọng

"20-30 năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong 40 cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới. Việt Nam sẽ khiến thế giới ngạc nhiên về năng lực đổi mới của mình", Chủ tịch WEF nhấn mạnh

GS Klaus Schwab cho rằng sự phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua là minh chứng cho khả năng phục hồi, sự linh hoạt và quá trình hoạch định chính sách có chiến lược

Theo ông, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đã và đang định vị mình là một nhân tố quan trọng trong thương mại và sản xuất toàn cầu

Nhà sáng lập WEF nhận định quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2050. Điều này dựa vào các yếu tố thực tế là quy mô thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, GDP năm 2024 dự kiến đạt 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP dao động 6-7% và độ tuổi trung vị của dân số chỉ hơn 30 tuổi

Giáo sư Klaus Schwab nhìn nhận tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện chủ yếu phụ thuộc vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử, sản xuất

"Tuy nhiên, đến năm 2050, cấu trúc kinh tế và xã hội sẽ thay đổi đáng kể với sự chuyển đổi từ thời đại công nghiệp sang Kỷ nguyên Trí tuệ", Chủ tịch WEF bổ sung
 
Tổng Bí thư Tô Lâm
7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề với Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình...

Tham dự buổi trao đổi có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo lớp học

Báo Thế giới và Việt Nam giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội-văn hóa-chính trị-tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Ví dụ: Kỷ nguyên Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin, Kỷ nguyên Kỹ thuật số, Kỷ nguyên vũ trụ. Còn trước đây là Kỷ nguyên Đồ đá, Kỷ nguyên Cổ đại, Kỷ nguyên Trung cổ...

Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại.Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu

Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh

Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư nhấn mạnh, những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo: Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm

Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Việt Nam trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên hợp quốc; xây dựng các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực

Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; hoàn thành về đích sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới

Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước

Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới, đồng thời cũng có nhiều thách thức, trong đó mặt thách thức nổi trội hơn và thời cơ mới còn có thể xuất hiện trong khoảnh khắc giữa những thay đổi đột biến trong cục diện thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, phát triển vượt bậc

Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, khơi dậy ý chí tự lực, tự chủ, tự tin, tự cường, tự hào dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại, con thuyền cách mạng Việt Nam sẽ đạt được những kỳ tích (Kỳ tích về một nước dân chủ thuộc địa nửa phong kiến có thể chiến thắng hai đế quốc thực dân hùng mạnh; kỳ tích về một nước từ bị bao vây cấm vận thực hiện thành công công cuộc đổi mới với những thành tựu vĩ đại)

Hiện nay là thời điểm ý đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh vai với các cường quốc năm châu.Từ những vấn đề trên, có thể thấy, đây là thời điểm “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
 
1. Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác

Tổng Bí thư chỉ rõ, bên cạnh kết quả, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:

(i) Tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế

(ii) Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng không khả thi

(iii) Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh

(iv) Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng

(v) Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều

Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, đảm bảo Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ đang đặt ra cấp thiết, một số giải pháp chiến lược, sau đây

(i) Thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng

(ii) Tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, bộ “tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Trong đó, nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; sớm đánh giá toàn diện việc kiêm nhiệm chức danh của Đảng và hệ thống chính trị để có quyết sách phù hợp. Bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức đảng, tránh tình trạng bao biện làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức.

(iii) Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các “tế bào” của Đảng. Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, xác định đúng, trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện Nghị quyết của Đảng. Xây dựng các chi bộ cơ sở vững mạnh, có tính chiến đấu cao, có năng lực đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở Đảng, đảm bảo hoạt động sinh hoạt chi bộ thực chất, hiệu quả

(iv) Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng. Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát gắn với phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng kiểm tra, giám sát để tham nhũng, tiêu cực

2. Về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế

(i) Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao

(ii) hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế

(iii) Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân. Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn,” đặt ra yêu cầu cấp thiết phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa

Tổng Bí thư nhấn mạnh, về quan điểm: Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.Về giải pháp, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó

(i) Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

(ii) Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của Nghị định và Thông tư

(iii) Đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội, nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật

(iv) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp

(v) Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”

(vi) Chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới (nhất là những vấn đề liên quan đến cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…) tạo khung khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo
 
3. Về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư chỉ rõ, nhiệm vụ này đang đặt ra rất cấp thiết

(i) Hiện nay 70% ngân sách dùng để nuôi bộ máy, trong khi đó công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để

(ii) Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cản trở phát triển, tăng thủ tục hành chính, lãng phí thời gian công sức của doanh nghiệp, công dân, làm lỡ thời cơ phát triển của đất nước

Chủ trương chiến lược

(i) Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu,” đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước

(ii) Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao khả năng tự chủ, tự cường của các địa phương

(iii) Sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trong toàn hệ thống chính trị trình Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII; làm cơ sở có những quyết sách mới đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ theo định hướng đã được Trung ương 10 thống nhất

4. Chuyển đổi số

Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế-xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số," trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số

Tổng Bí thư lưu ý, quan hệ sản xuất chưa phù hợp đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất mới

(i) Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân

(ii) Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả

Thực hiện cách mạng chuyển đổi số với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia để lãnh đạo thực hiện quyết liệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị

Một số giải pháp chủ yếu: (i) Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp

(ii) Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(iii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số

(iv) Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số, xây dựng công dân số

5. Chống lãng phí

Tổng Bí thư nêu rõ, thực tế cho thấy, “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”, song lãng phí hiện nay diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho phát triển (gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế-xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước)

Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là

(i) Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực

(ii) Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt

(iii) Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp

(iv) Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm

(v) Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của Nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức

(vi) Lãng phí do hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó, xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo; chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí; việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức

Giải pháp chiến lược những năm tới đó là

(i) Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ ban hành quy định của Đảng để nhận diện, chiến lược quốc gia, quy định của pháp luật và thực thi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng cả lĩnh vực”

(ii) Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế-kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí

(iii) Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

(iv) Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác,” “tự nguyện,” “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”

6. Cán bộ

Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề “rất trọng yếu”, “quyết định mọi việc,” “cán bộ là cái gốc của mọi công việc,” là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra cấp thiết

Về phẩm chất, yêu cầu đối với cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh

(i) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Nhân dân lên trên hết, trước hết

(ii) Có bản lĩnh, quyết tâm cao, sẵn sàng dấn thân, hy sinh lợi ích cá nhân. Dám đi đầu, đổi mới, loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu; khơi thông điểm nghẽn, giải quyết vướng mắc, ách tắc trong thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; giải quyết những vấn đề sai sót tồn đọng, kéo dài hoặc đột phá đối với những vấn đề mới chưa có quy định hoặc quy định chồng chéo, thiếu thống nhất, khó thực hiện

(iii) Có năng lực cụ thể, tổ chức thực hiện, đưa chủ trương chiến lược của Đảng vào thực tiễn từng bộ, ban, ngành, địa phương (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển hạ tầng chiến lược, cải cách triệt để thủ tục hành chính...)

Tổng Bí thư nêu rõ giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới

(i) Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được

(ii) Tăng cường tự đào tạo, tự bồi dưỡng, nhất là đối với yêu cầu của chuyển đổi số

(iii) Xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên cơ sở phân định rõ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung với người phiêu lưu, liều lĩnh, viển vông, không thực tế; bảo vệ đối với những trường hợp nguy cơ rủi ro, sai sót từ sớm, ngay khi có kế hoạch, không để nhụt chí

(iv) Sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín

(v) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách đối với các đồng chí là nhân sự được quy hoạch tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, bảo đảm lựa chọn ra được cấp ủy, nhất là người đứng đầu có năng lực lãnh đạo, có sức chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung, có năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trên từng lĩnh vực, địa bàn

7. Về kinh tế

Tổng thể kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng liên tục từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991, thường xuyên ở trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, đưa Việt Nam từ nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình

Tổng Bí thư chỉ rõ, tuy tốc độ tăng trưởng cao, song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn hiện hữu, nguy cơ kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khó tiệm cận với các nước đang phát triển, thể hiện trên 5 điểm

(i) Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giảm dần, thấp hơn nhiều nước trong khu vực (giai đoạn 2021-2025 ước đạt 4,8%, thấp hơn so với bình quân 3 năm 2016-2018 (6,1%), không đạt mục tiêu đề ra (6,5%), trong khi cùng xuất phát điểm với VN, TQ đầu những năm 1990 tăng liên tục mỗi năm đều đạt 9%.

(ii) Năng suất các nhân tố tổng hợp-yếu tố quan trọng trong chất lượng tăng trưởng cũng có xu hướng giảm (giai đoạn 2015-2019 đạt 2,77%, đứng đầu khu vực ASEAN, năm 2022 là -1,36%, năm 2023 là -2%), cho thấy hiệu quả của nền kinh tế có xu hướng giảm

(iii) Tăng trưởng của Việt Nam từ năm 2021 đến nay chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó khối FDI chiếm trên 70% (tương đương 60% GDP); các doanh nghiệp này nhập khẩu trên 80% linh kiện, thiết bị, chỉ sử dụng những tư liệu sản xuất giản đơn của Việt Nam như lao động, đất đai, nguyên vật liệu cơ bản, không giúp Việt Nam xây dựng công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nội địa có năng lực cạnh tranh cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng chỉ là các sản phẩm giản đơn). Khi thời kỳ dân số vàng kết thúc (khoảng năm 2027-2037), giá nhân công tăng, lợi thế cạnh tranh không còn, FDI dịch chuyển sang nước khác hoặc sụt giảm, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam

(iv) Tình trạng nhiều cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong xử lý công việc, sợ đổi mới, không dám nghĩ, dám làm, ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội

(v) Các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế chưa phát huy hiệu quả (nguồn nhân lực còn hạn chế khi năng suất lao động, động lực làm việc của cán bộ quản lý nhà nước giảm sút; nguồn vật lực còn lãng phí, nguồn tài lực chưa được khai thông): Lãng phí trong sử dụng đất đai (trong khi xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai chậm), khoáng sản (chủ yếu khai thác, chế biến thô); chưa hiệu quả trong phát triển hạ tầng giao thông (quy hoạch phát triển hạ tầng sân bay, cảng biển dàn trải, đầu tư manh mún ở nhiều địa phương có vị trí địa lý gần nhau, không có lợi thế khác biệt); mất cân đối về hạ tầng năng lượng; thị trường tài chính, tiền tệ thiếu bền vững khi lượng vốn lớn bị đóng băng vào bất động sản

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do

(i) Điểm nghẽn về thể chế và hạn chế trong thực thi pháp luật. Tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc sang bộ, ngành khác

(ii) Chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu chậm. Đầu tư công tiến độ chậm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, còn dàn trải, nhiều lãng phí, chưa phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt hiệu quả các nguồn lực ngoài nhà nước. Hoạt động cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chậm; tình trạng “sở hữu chéo,” cho vay tín dụng đối với doanh nghiệp “nội bộ,” “sân sau” còn phức tạp và chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Xác định các ngành hàng chiến lược, quốc gia giá trị cao chưa được quan tâm

(iii) Hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị thiếu tính kết nối; xây dựng hạ tầng số chậm

(iv) Kinh tế tư nhân chưa trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa tận dụng tốt các nguồn lực đầu tư nước ngoài

(v) Ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ chưa đem lại kết quả rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, thiếu lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao, phục vụ phát triển số

(vi) Các yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực, làm gia tăng nguy cơ tụt hậu về kinh tế

Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình

(i) Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất

(ii) Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)

(iii) Tập trung phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới, hạ tầng chiến lược về giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất

(iv) Khởi xướng và thực hiện cách mạng chuyển đổi số. Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển
Theo báo Thế giới và Việt Nam
 
Last edited:
Top