What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thanh Hoá - Điện Biên Phủ Kinh Tế

ThinkTank.vn

Administrator
Chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa

thanh-hoa.webp

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hàng năm do Quốc hội quyết định

Hàng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao

Ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh

Ngoài ra, HĐND tỉnh Thanh Hóa được quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định hoặc điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án

Ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định trên

Tỉnh Thanh Hóa được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này

Về quản lý rừng, đất đai, HĐND tỉnh Thanh Hóa được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000ha; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ
 
Tập đoàn sản xuất thuốc ung thư Ấn Độ muốn xây nhà máy ở Vietnam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc lựa chọn đầu tư sản xuất dược phẩm vào Việt Nam là lựa chọn thông minh bởi nhu cầu sử dụng thuốc, khám chữa bệnh của người dân


Tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ đề nghị xây dựng công viên sản xuất dược phẩm quy mô 500ha tại Thanh Hóa

Sáng 31-7, trong chương trình thăm tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp các tập đoàn lớn, hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm

Tại buổi tiếp, ông P. Ramesh Babu, chủ tịch, giám đốc điều hành Tập đoàn SMS Pharmaceuticals và ông Narendra Reddy, giám đốc điều hành Công ty Sri Avantika, đã đề nghị được đầu tư công viên sản xuất dược phẩm quy mô 500ha tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa)

Nhiều đề nghị xây nhà máy sản xuất thuốc quy mô tỉ USD

Dự án có vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu USD và mở rộng tổng vốn đầu tư trong hơn 10 năm tới là 4,5 - 5 tỉ USD. Dự án này sẽ là khu sinh thái quy tụ các nhà máy sản xuất vắc xin, thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư… với nhiều nhà đầu tư thứ cấp tham gia để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đi Mỹ và châu Âu

“Hiện có khoảng 50 nhà đầu tư thứ cấp sẵn sàng tham gia vào dự án này. Chúng tôi muốn là đối tác với Chính phủ Việt Nam và mang nhà đầu tư thứ cấp đến Việt Nam để tạo việc làm, thu nhập cho người dân Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp và ngành công nghiệp dược của Việt Nam” - ông P. Ramesh Babu nói

  • Chia sẻ lý do lựa chọn Việt Nam đầu tư, lãnh đạo tập đoàn dược phẩm của Ấn Độ cho hay đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa và nhận được sự ủng hộ lớn. Việt Nam là nước năng động ở Đông Nam Á và là nơi thu hút đầu tư số 1
Đặc biệt sau dịch COVID-19, Việt Nam là nước được nhiều nước lựa chọn đầu tư, trong đó có lĩnh vực dược phẩm. Do đó, ông mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, các thủ tục đầu tư và ưu đãi thuế cùng những chính sách khác…

Trong khi đó, ông Dharmesh Shah, chủ tịch sáng lập Tập đoàn dược phẩm BDR, bày tỏ ý định đầu tư dự án sản xuất thuốc phòng, chống ung thư với công nghệ cao. Mục tiêu của BDR là sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam với mong muốn đóng góp giúp Việt Nam có vị thế đầu tư cao hơn trong lĩnh vực dược


Tập đoàn dược phẩm Ấn Độ muốn sản xuất thuốc và phát triển mạng lưới chuyên gia y tế hỗ trợ các bệnh nhân ung thư

Hoan nghênh các tập đoàn dược phẩm của Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là lựa chọn thông minh. Bởi nhu cầu sử dụng dược phẩm, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam hiện rất lớn, trong khi Việt Nam nhập khẩu tới 33% dược phẩm từ Ấn Độ

Lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là lựa chọn thông minh

Việt Nam có lợi thế dân số đông, có nguồn nguyên liệu dược phẩm phong phú và nhu cầu phát triển ngành công nghiệp dược phẩm chất lượng cao, sản xuất thuốc đặc trị. Vì vậy, việc các doanh nghiệp đầu tư vào dược phẩm sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp dược phẩm, tạo ra hệ sinh thái dược phẩm và đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho nhân dân

Với các đề xuất của nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị cần sử dụng nguồn lực đất đai tiết kiệm hiệu quả, ưu tiên công nghệ cao, chuyển giao công nghệ. Nhà đầu tư cũng cần tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực

Theo đó, các tập đoàn cần tiếp tục trao đổi, làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương liên quan để triển khai các thủ tục theo quy định; đề nghị tích cực tham gia góp ý hoàn thiện thể chế, chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực dược phẩm với phía Việt Nam

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp Ấn Độ
 
Top